Thời Điểm Tốt Cho Trẻ Học Tiếng Hoa Thiếu Nhi
Nhiều người cho rằng có một "độ tuổi vàng" cho việc học tiếng Hoa thiếu nhi và giai đoạn này sé áp dụng cho việc học ngôn ngữ mới, ngoài tiếng mẹ đẻ. Đây là độ tuổi mà trẻ đang phát triển một cách mạnh mẽ nhất, bộ não sẽ giúp trẻ học dễ thành công trong việc học tiếng Hoa thiếu nhi so với độ tuổi khác. Vậ thời điểm tốt cho trẻ học tiếng Hoa thiếu nhi là khi nào? Hãy cùng TTNN Phước Quang tìm hiểu nhé!
1. Trẻ nên học tiếng Hoa thiếu nhi từ khi nào?
Có nhiều quan điểm khác nhau về lứa tuổi để có thể cho trẻ học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Hoa. Theo nhiều nghiên cứu thì trẻ em ngay từ khi được 3 đến 4 tuổi là đã có khả năng tiếp thu ngôn ngữ mới rồi. Lúc này mọi thứ ngôn ngữ với các em đều là mới lạ và thích thú. Cũng vì vậy mà nhiều bà mẹ tư tưởng tiến bộ đã bước đầu dạy con làm quen với tiếng Hoa ngay từ thời điểm này.
Mặc dù vậy thì cũng phải thừa nhận rằng nếu để trẻ học tiếng Hoa thiếu nhi ngay ở độ tuổi 3 - 4 tuổi thì hiệu quả sẽ không thực sự cao. Vì ở thời điểm này trẻ vẫn đang chú trọng nhiều đến khám phá tất cả thế giới xung quanh, hoàn thiện các chức năng nghe - nói cơ bản của một người lớn sau này.
Khi nào thì trẻ mới có thể học tiếng Hoa một cách hiệu quả?
Ở đa số các nghiên cứu cũng cho biết, việc học tiếng Hoa thiếu nhi muốn đạt hiệu quả cần phải vui vẻ chứ không phải là áp lực và căng thẳng. Treo những tấm biển viết bằng tiếng Hoa quanh nhà, hoặc nói tiếng Hoa trong khi nấu ăn hay cùng đi mua sắm với trẻ sẽ rất có ích cho quá trình học ngoại ngữ của con.
Thực tế thì không có một quy chuẩn nào về độ tuổi thích hợp để học tiếng Hoa cơ bản trẻ em như một ngôn ngữ thứ hai trong giáo dục, nhưng nếu chỉ xét riêng về học phát âm, thì độ tuổi từ 6 đến 7 là lý tưởng nhất, vì sau độ tuổi này, ta không thể rèn được phát âm hoàn toàn chuẩn theo người bản xứ.
Các bậc cha mẹ cũng nên lưu ý rằng trẻ quá nhỏ có thể chưa sẵn sàng để học một ngôn ngữ thứ hai. Cũng không thể nói là học quá sớm sẽ có hại hay là vô bổ, nhưng thiết nghĩ việc này cũng không có nhiều tác dụng với những trẻ từ 4 đến 5 tuổi vì chúng còn quá nhỏ để học bất kì ngoại ngữ nào.
2. Vì sao cần xác định chính xác thời điểm học tiếng Hoa thiếu nhi?
Việc xác định chính xác thời điểm học tiếng Hoa thiếu nhi sẽ giúp cho cả trẻ và bố mẹ có được những niềm vui trọn vẹn trong suốt quá trình học tiếng Hoa. Trẻ sẽ không bị căng thẳng hay áp lực gì mà luôn vui vẻ tiếp nhận ngôn ngữ mới với tâm thế hào hứng.
Có không ít trẻ em đã rơi vào tâm lý hoảng sợ khi phải học hành với áp lực căng thẳng. Vì vậy, nhiều người cho rằng có một “độ tuổi tốt nhất” cho việc học tiếng Hoa thiếu nhi và giai đoạn này sẽ áp dụng cho việc học ngôn ngữ thứ hai. Đây là độ tuổi mà trẻ đang phát triển và bộ não sẽ giúp người học dễ thành công trong việc học ngoại ngữ.
Hầu hết mọi người tin rằng đó là độ tuổi trước dậy thì, khoảng từ 7 -15 tuổi và đó là thời kỳ mà trẻ thường dựa nhiều hơn vào khả năng học tập bẩm sinh. Đến giai đoạn dậy thì, người học có xu hướng dựa vào những “chiến lược và kỹ năng” học tập mang tính chất chính thống hơn.
Hãy tận dụng độ tuổi hợp lý để giúp trẻ thành thạo tiếng Hoa nhanh nhất
Điều này có thể khiến trẻ em thường thành công hơn trong việc học tiếng Hoa so với người lớn. Tuy nhiên, thành công này của trẻ em trong việc học tiếng Hoa cũng có thể do các yếu tố khác như: việc trẻ em có nhiều thời gian học tập ở trường hơn người lớn, hoặc do chúng có điều kiện tiếp xúc với tiếng Hoa nhiều hơn thông qua truyền hình và internet.
Có một thực tế rõ ràng là trẻ học ngôn ngữ thứ hai trước tuổi 15 nhìn chung có nhiều khả năng giao tiếp trôi chảy như người bản xứ hơn. Vậy các bậc cha mẹ có con trong “độ tuổi vàng” hãy nhanh tay đăng ký cho con mình lớp học tiếng Hoa thiếu nhi tại TTNN Phước Quang nhé!
TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ PHƯỚC QUANG
❤️❤️❤️ Miễn 100% học phí cho học viên có hoàn cảnh khó khăn ❤️❤️❤️
Địa chỉ: 37 Đường 24A, P. Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 0934.306.728 (gặp Cô Quang)
Email: tuequang1984@gmail.com
Website: https://ngoainguphuocquang.edu.vn
Fanpage: Trung Tâm Ngoại Ngữ Phước Quang - Tiếng Hoa Bình Tân
Xem thêm